Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Tín đồ Tân Thiên Địa lo sợ bị tẩy chay

Ji-yeon, thợ làm móng ở thành phố Daegu, là một trong khoảng 230.000 tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa, được xem là "điểm đen" của dịch Covid-19 ở Hàn Quốc sau khi một nữ tín đồ 61 tuổi, "bệnh nhân số 31", lây nhiễm virus cho nhiều người tại các buổi lễ của giáo phái. Ji-yeon giờ lo sợ mọi người sẽ phát hiện ra sự thật này.

Giới chức Hàn Quốc tin rằng phần lớn ca nhiễm nCoV ở nước này là thành viên của Tân Thiên Địa hoặc từng tiếp xúc với người trong giáo phái, khiến nỗi sợ hãi và oán hận hướng về Tân Thiên Địa ngày một tăng.

Chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Gwangju bị đóng cửa hôm 27/2. Ảnh: AP.

Chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Gwangju bị đóng cửa hôm 27/2. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, Ji-yeon cho rằng không công bằng khi đổ lỗi cho các tín đồ. "Nhà thờ của chúng tôi không phải là nơi khởi nguồn của nCoV. Đây chỉ là cái cớ để đổ lỗi. Lịch sử đã cho thấy các nhóm thiểu số luôn bị đổ lỗi khi có điều gì xấu xảy ra trong xã hội. Chúng tôi đang chứng kiến điều tương tự", cô nói.

Ji-yeon gia nhập giáo phái từ hai năm trước, khi cô lần đầu từ Geochang thuộc tỉnh Nam Kyungsang tới Seoul, cách thành phố tâm dịch Daegu khoảng một giờ lái xe. Khi đang lạc lõng giữa thành phố lớn này, lời mời tham gia lớp học châm cứu miễn phí của một đồng nghiệp đến với cô như một niềm vui bất ngờ.

"Lúc đầu tôi không biết họ là giáo phái Tân Thiên Địa nhưng họ rất tốt bụng và luôn ở bên cạnh tôi. Thậm chí có hai tín đồ còn từng ngồi khóc cùng tôi khi tôi chia tay bạn trai. Do đó, tôi không thấy có vấn đề gì khi họ nói sự thật với tôi sau đó. Tại sao nó lại là vấn đề quan trọng khi những người tạm gọi là trung thực khác có thể đáng sợ và tàn nhẫn mà không cần lý do?", cô chia sẻ.

Ji-yeon cho biết thêm nhân viên y tế quận từng liên lạc và khuyên cô nên tự cách ly dù không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Cô không còn tham gia các buổi lễ ở nhà thờ giáo phái ở Daegu từ đầu tháng này bởi chính quyền tin đó là nơi lây nhiễm nCoV liên quan tới "bệnh nhân số 31".

"Chúng tôi bị đối xử không khác gì tội phạm. Mọi người đã có ấn tượng xấu với chúng tôi từ trước và chắc họ sẽ lôi tôi ra hành hình nếu biết tôi thuộc Tân Thiên Địa", Ji-yeon nói.

Tuy nhiên, những người đã rời giáo phái này lại nghĩ khác. Advent Kim, từng là tín đồ của Tân Thiên Địa và hiện là cố vấn giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bởi giáo phái này, cho biết tình hình sẽ không được giải quyết nếu không có hành động quyết liệt.

"Họ dạy tín đồ của mình nói dối để bảo vệ tổ chức của họ. Làm sao có thể gọi đó là tôn giáo khi dạy mọi người nói dối? Các tín đồ thì mù quáng làm theo. Do đó, giới chức cần phải tìm cách yêu cầu những người lãnh đạo giáo phái đưa ra chỉ thị đúng đắn cho tất cả tín đồ, để họ kịp thời xét nghiệm virus trước khi mọi thứ tệ hơn", Kim nói.

Binh lính Hàn Quốc mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng ở thành phố Daegu, hôm 27/2. Ảnh: AP.

Binh lính Hàn Quốc mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng ở thành phố Daegu, hôm 27/2. Ảnh: AP.

Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip hôm 27/2 nói rằng giới chức đã bảo mật danh sách 212.000 thành viên Tân Thiên Địa và hy vọng sớm hoàn tất việc thu thập mẫu bệnh phẩm từ hơn 1.300 thành viên thuộc các nhánh khác ở Daegu có dấu hiệu nhiễm dịch vụ biên dịch nCoV. Ông cho biết bộ này đang cố gắng thu thập danh sách 90.000 thành viên trong giai đoạn đào tạo của giáo phái.

Advent Kim cho biết giáo phái này thiếu gắn kết chủ yếu là do cách thức chiêu mộ thành viên. "Họ không nói với người mới rằng họ là Tân Thiên Địa từ đầu. Họ chỉ nói khi cảm thấy người mới sẵn sàng chấp nhận. Sau đó, hầu hết mọi người chọn ở lại giống như tôi từng làm. Những thành viên đang đào tạo hầu như không biết nhóm của họ thuộc giáo phái khi cho rằng họ chỉ tham gia một nhóm học nghề hoặc liên quan tới sở thích, như châm cứu hoặc chăm sóc thú cưng", Kim nói.

Kim thêm rằng nhiều thành viên lâu năm được yêu cầu thâm nhập vào các nhà thờ khác để chiêu mộ người mới. Các tín đồ được yêu cầu không nói với gia đình về việc gia nhập giáo phái và không sử dụng internet. "Họ cạnh tranh để chiêu mộ người mới và sẽ bị phạt nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao", Kim chia sẻ.

Giới chức Hàn Quốc đang chạy đua tìm kiếm mối liên hệ giữa Tân Thiên Địa và Vũ Hán khi có nhiều thông tin cho rằng giáo phái này có chi nhánh ở đó. Trong bản ghi âm của một trong những lãnh đạo giáo phái này từng nhắc tới chi nhánh Vũ Hán. "Nhờ vào đức tin, không có thành viên của Tân Thiên Địa ở Vũ Hán bị nhiễm nCoV", theo nội dung bản ghi âm. Sau khi bản ghi âm được công bố, Tân Thiên Địa thừa nhận họ có 300 tín đồ ở Vũ Hán, mặc dù có sự hoài nghi về hoạt động của giáo phái ở đó.

Từ sau ngày 20/1, khi Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên, hơn 2.300 người đã nhiễm và 13 người tử vong. Giới chức khuyên công dân nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài nhưng nguồn cung ngày càng khan hiếm. Nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc ở nhà và tránh các buổi họp trực tiếp.

Mỹ, Hàn lần đầu tiên phải hủy cuộc tập trận chung vì dịch Covid-19, trong khi Giáo hội Hàn Quốc thông báo ngừng tất cả các buổi lễ cho tới đầu tháng 3, lần đầu tiên trong suốt 236 năm hoạt động. Nhiều khu vực khác ở Hàn Quốc tạm ngưng các chuyến bay đến và đi Daegu.

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế ở Daegu, khoảng 500 y bác sĩ từ khắp Hàn Quốc đã tình nguyện tới hỗ trợ tâm dịch. Dẫu vậy, Daegu vẫn đang vật lộn để theo kịp với tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới. Hơn một nửa số người nhiễm nCoV ở Hàn Quốc cho biết phải ở nhà vì bệnh viện quá tải.

Một người đeo khẩu trang lái scooter trên phố đối diện tòa nhà của Tân Thiên Địa ở thành phố Daigu. Ảnh: AFP.

Một người đeo khẩu trang lái scooter trên phố đối diện tòa nhà của Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu. Ảnh: AFP.

Young-il Cho, chủ hiệu thuốc đối diện một trung tâm của Tân Thiên Địa ở Yangjedong, Seoul, cho biết không dám tin vào những gì xảy ra vài ngày qua. "Rất nhiều người trẻ tuổi từng vào tòa nhà đó và ngày nào tiếng khóc lóc cũng vang lên. Tôi không biết họ có là thành viên của giáo hội không nhưng hy vọng họ không bị nhiễm virus. Việc bán khẩu trang của tôi còn có ý nghĩa gì nếu họ làm lây nhiễm virus khắp con phố này?", Young-il nói.

Mi-soon Jeong, phục vụ bàn tại một nhà hàng gần đó, có vẻ đồng cảm hơn. "Tôi không thể tha thứ cho họ nhưng tôi cũng không thể đổ lỗi cho họ vì đã gia nhập giáo phái này. Ngày nay, thật khó để tìm được công việc tốt và mọi người thường thấy buồn bã, cô đơn. Mọi thứ quá khó khăn với họ", Mi-soon nói khi xịt dung dịch khử trùng lên bàn.

Thanh Tâm (Theo Guardian )

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thách thức từ nCoV

Với gần 3.000 ca nhiễm nCoV cùng 16 trường hợp tử vong, Hàn Quốc giờ đây trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm dự kiến còn tăng khi quan chức y tế bắt đầu xét nghiệm hơn 210.000 thành viên Tân Thiên Địa, giáo phái của "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ được cho là đã truyền virus cho hàng chục người khác.

Dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải hứng chịu làn sóng phẫn nộ từ công chúng, cũng như loạt chỉ trích của các đối thủ chính trị. Phe đối lập tuyên bố sẽ đưa "sự kém cỏi" của ông Moon thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 15/4. Hơn một triệu người Hàn cũng ký vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu bãi nhiệm Tổng thống.

"Nếu dịch bệnh không được kiềm chế sớm, nó có thể gây ra thảm họa cho đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới", Ahn Byong-jin, chuyên gia tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, nhận định. "Các lãnh đạo hiện nay vẫn đảm nhiệm việc đưa ra kế hoạch hành động, cũng như cách kết nối với người dân giữa dịch bệnh".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc dường như rơi vào tình huống ngặt nghèo, khi dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù 40 nước, bao gồm Mỹ và Triều Tiên, đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc vẫn ngần ngại ra quyết định tương tự. Họ chỉ cấm nhập cảnh với người đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát.

Với chính quyền của ông Moon, việc cấm nhập cảnh "không mang lại lợi ích thiết thực". Nhưng theo quan điểm của những người chỉ trích, nếu không áp dụng biện pháp này, nCoV sẽ ngày càng lan rộng, đồng thời làm thu hẹp cơ hội thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu tổn hại do sụt giảm mạnh về thương mại với Trung Quốc.

Hôm 26/2, Chosun Ilbo, tờ báo có quan điểm bảo thủ ở Hàn Quốc, cảnh báo việc không cấm người từ Trung Quốc trong lúc chống dịch "cũng giống như cố bắt muỗi mà để cửa sổ mở".

Tuy nhiên, Kang Min-seok, phát ngôn viên của ông Moon, lưu ý không có hành khách nào từ Trung Quốc đại lục dương tính với nCoV kể từ khi Hàn Quốc siết chặt việc sàng lọc khách Trung Quốc vào ngày 4/2, nói thêm rằng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc bên ngoài Hồ Bắc ngày càng thấp.

Các đối thủ chính trị của ông Moon lâu nay cũng cáo buộc Tổng thống ủng hộ Trung Quốc, hoặc sợ làm "phật ý" Chủ tịch Tập Cận Bình. Hôm 20/2, trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Moon nói rằng "khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi".

Hàn Quốc đã quyên góp số lượng lớn vật tư y tế cho Trung Quốc, bao gồm 2 triệu khẩu trang loại thường, một triệu khẩu trang y tế, 100.000 bộ đồ bảo hộ và 100.000 kính bảo hộ. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ vì không cung cấp đủ khẩu trang cho chính công dân nước mình.

Một số quyết định ban đầu của chính quyền ông Moon trong công tác phòng chống nCoV cũng bị lên án . Các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc hiện nay, bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh vào khoảng ngày 7-10/2, vài hôm trước khi ông Moon nói điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tham dự những buổi lễ vào chủ nhật, nơi hàng trăm tín đồ cầu nguyện và hát lớn trong không gian kín chật hẹp, khiến virus nhanh chóng lây lan. Tại thời điểm đó, chính phủ nhiều lần cam đoan với người dân rằng họ không cần hủy những buổi tụ tập đông người. Lee In-young, nghị sĩ thuộc phe đa số trong quốc hội, kêu gọi mọi người "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Ngay cả khi ông Moon tuyên bố tình hình "đã ổn định" vào ngày 13/2, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), vẫn cảnh báo nhận định đó "còn quá sớm", bởi số bệnh nhân ở Trung Quốc chưa giảm mạnh. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", bà nhấn mạnh.

Bước ngoặt khiến sự lạc quan của chính phủ dường như tan biến diễn ra vào ngày 18/2, khi "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ 61 tuổi của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV. Kể từ đó, số ca bệnh không ngừng tăng, có lúc gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày.

Năm 2015, khi dịch MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) tấn công Hàn Quốc, ông Moon, lúc đó là lãnh đạo phe đối lập, đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa do chính phủ bất tài mà bà Park Geun-hye lãnh đạo gây ra". "Chính phủ đã biến thành chủ thể siêu lây nhiễm", ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất vì sai lầm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, như vụ chìm phà Sewol, khiến công chúng tức giận.

Theo bình luận viên Choe Sang-hun của NY Times , loạt chướng ngại vật trong Covid-19 là cú lật ngược khá trớ trêu với ông Moon.

Hàn Quốc đã kiềm chế dịch MERS sau khi 186 người nhiễm bệnh và 38 ca tử vong. Từ những bài học rút ra, giới chức y tế nước này ráo riết theo dõi và cách ly bệnh nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, xét nghiệm tới hơn 10.000 người mỗi ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc những ngày gần đây một phần do nỗ lực phát hiện đó. Chính quyền cũng công bố số liệu rất nhanh chóng, thông qua những ứng dụng trên smartphone để cập nhật theo thời gian thực cho người dân về địa điểm bệnh nhân từng đến, gửi thông báo nếu họ tiếp cận nơi đó.

Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn MERS, dịch Covid-19 dường như dễ lây nhiễm hơn rất nhiều. Tình trạng nCoV lây lan nhanh chóng khắp đất nước khiến người dân Hàn Quốc nghi ngờ chiến lược chống dịch của ông Moon, chủ yếu dựa vào sự hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc tích cực cảnh báo người dân thực hiện những biện pháp đề phòng như đeo khẩu trang và rửa tay, họ vẫn cố duy trì hoạt động kinh tế nhiều nhất có thể. Thêm vào đó, việc theo đuổi những biện pháp cứng rắn cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị.

Khi chính phủ cố gắng cấm các cuộc biểu tình vì lo ngại sức khỏe cộng đồng, những người tham gia tuần hành cáo buộc đây là sự đàn áp chính trị. Kế hoạch "phong tỏa" thành phố Daegu và khu vực lân cận cũng bị nhiều chính trị gia bảo thủ coi là động thái bao vây những địa phương của chính đất nước, trong khi không thể quay lưng với Trung Quốc.

Những "đòn đánh" chính trị diễn ra chớp nhoáng, buộc chính quyền của ông Moon phải gạt bỏ toàn bộ kế hoạch phong tỏa. Hong Ihk-pyo, phát ngôn viên của đảng Dân chủ, người công bố kế hoạch phong tỏa Daegu, đã từ chức.

Cơn thịnh nộ của người Hàn tiếp tục tăng lên vào tuần này trước việc một số thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly những khách Hàn Quốc nhập cảnh, trong khi chính phủ của họ không áp dụng biện pháp tương tự với khách Trung Quốc. Đơn kiến nghị trực tuyến yêu cầu Nhà Xanh cấm khách Trung Quốc đã nhận được hơn 760.000 chữ ký.

Đông đảo người Hàn cũng tập trung trút giận vào giáo phái Tân Thiên Địa. Những hoạt động của giáo phái này, như ngồi sát nhau trên sàn trong các buổi lễ và tích cực truyền đạo, được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lan nhanh. 920.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ giải tán giáo phái.

Ông Moon kêu gọi người dân đoàn kết, nói thêm rằng những ngày tới là "giai đoạn quan trọng" trong việc xác định tình trạng lây lan virus tại đất nước. Tuy nhiên, dịch vụ biên dịch một số người cáo buộc chính phủ đang tìm cách đổ lỗi cho giáo phái Tân Thiên Địa, trong khi các tín đồ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

"Những gì chúng ta thấy cho đến nay là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống phòng dịch. Nguyên nhân lớn nhất là chính phủ đã bỏ qua quy tắc kiểm soát dịch bệnh vô cùng cơ bản: ngăn chặn nguồn lây nhiễm", Choi Dae-zip, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến việc chính quyền ông Moon không cấm khách Trung Quốc.

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

"Vô tình" làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc

Theo thông tin từ Los Angeles Times, sở cảnh sát thành phố Los Angeles đang ra sức giải quyết một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến vụ tai nạn trực thăng cướp đi mạng sống của huyền thoại bóng rổ Kobe Bryant và 8 người khác vào cuối tháng 1 vừa qua.

Vô tình làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc - Ảnh 1.

NHM đứng theo dõi hiện trường vụ tai nạn từ một khoảng cách an toàn. Ảnh: Los Angeles Times.

Nguồn tin tiết lộ,  một quan chức của chính quyền thành phố vốn không liên quan đến vụ tai nạn nhưng không biết bằng cách nào đã có được những được tấm ảnh tuyệt mật chụp lại hiện trường. Theo một số nhân chứng, vị quan chức này thậm chí còn đang khoe những tấm ảnh nói trên tại một quán bar địa phương nhằm gây ấn tượng với người khác.

Hiện tại, phía những cơ quan cấp cao của thành phố Los Angeles vẫn chưa đưa ra bất kỳ phán quyết nào, ngoại trừ lời phát biểu của phó Cảnh sát dịch vụ biên dịch trưởng hạt Los Angeles, Maria Lucero, khi trả lời phỏng vấn với Associated Press.

"Chúng tôi vẫn đang xem xét sự việc này. Bất kể những người có liên quan là ai thì đây cũng là một việc hết sức nghiêm trọng và chắc chắn phải có ai đó chịu trách nhiệm", vị quan chức cảnh sát trả lời ngắn gọn với giới truyền thông.

Vô tình làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc - Ảnh 2.

Buổi lể tưởng niệm Kobe Bryant sẽ khiến nhiều người phải nhớ mãi về di sản của huyền thoại này.

Ngày 26/1, một tai nạn trực thăng thảm khốc đã xảy ra, khiến Kobe Bryant cùng cô con gái 13 tuổi Gianna Bryant và toàn bộ 7 người khác đều tử nạn. Thành phố Los Angeles đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm lớn vào ngày 24/2 vừa qua nhằm vinh danh những đóng góp của Kobe Bryant cho đội bóng Los Angeles Lakers cũng như những di sản mà anh để lại cho nền bóng rổ thế giới.

Liên quan đến vụ tai nạn kể trên, một số báo cáo chính thức đã đưa ra kết luận chiếc máy bay không hề gặp phải trục trặc kỹ thuật và lỗi thuộc về viên phi công quá cố Ara Zobayan khi đã không tuân thủ rất nhiều quy tắc an toàn hàng không vào thời điểm đó.

Vô tình làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc - Ảnh 3.

LeBron James đang rất quyết tâm kế thừa di sản mà Kobe Bryant để lại ở Los Angeles Lakers.

Hiện tại, công ty Island Express Helicopters, đơn vị sở hữu chiếc trực thăng gặp tai nạn cùng viên phi công đã bị vợ Kobe Bryant là bà Vanessa Bryant đâm đơn kiện vì những tắc trách của mình. Các gia đình còn lại của các nạn nhân được cho sẽ sớm hoàn thành các thủ tục khởi kiện.

Liên quan đến yếu tố chuyên môn, sự ra đi của Kobe Bryant là mất mát rất lớn cho Los Angeles Lakers. Toàn bộ các thành viên đội bóng, dẫn đầu bởi các siêu sao LeBron James và Anthony Davis, chắc chắn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giành chức vô địch mùa này cho Kobe và cô con gái Gianna.

Linh Ngọc Đàm quyết định “lột xác” theo style nữ điên Itaewon sau khi chia tay bạn trai, còn đăng story buồn bã dù dặn fan đừng buồn

Thuộc top những streamer nữ hot nhất hiện nay, Linh Ngọc Đàm luôn nhận được sự quan tâm đông đảo từ dân mạng. Điều này lý giải cho con số 1,1 triệu người follow trên Instagram và hơn 1,7 triệu người subscribe trên YouTube của cô nàng. Nhất cử nhất động đều được chú ý, chuyện tình cảm cũng không ngoại lệ.

Mới đây, hot streamer công khai chia tay bạn trai lâu năm tên Bụt. Ai nấy đều hụt hẫng vì couple siêu cấp đáng yêu này được rất nhiều fan yêu thích mỗi khi xuất hiện trên vlog. Dù vậy, Linh Ngọc Đàm thoải mái cho biết: "Thật sự chúng mình không buồn nên mọi người cũng đừng buồn nha. Tụi mình vẫn là huynh đệ tình thâm nên mọi người thấy xuất hiện chung với nhau chuyện bình thường. Mong là các bạn vẫn yêu quý hai tụi mình và nhớ là sau này 2 đứa có bồ mới thì cũng yêu luôn bồ mới của tụi mình nha".

Khoảnh khắc hạnh phúc ngày còn yêu nhau của Linh Ngọc Đàm và bạn trai.

Quyết định "lột xác" sau khi chia tay bạn trai đã đưa cuộc đời cô sang một trang mới. Có thể tóm gọn trong một từ: nổi loạn.

Chưa gì Linh đã thả thính: "Cut tóc giống chị đẹp IQ dịch vụ biên dịch 160 nhưng tui còn chưa tìm được ông chủ của đời mình"

Hỏi ra mới biết, vì đang ghiền Itaewon class nên nữ streamer mới đổi style giống "nữ điên" IQ 160. Nhưng còn story mới thì sao? Đại khái là quote yêu đương, nhìn vào cũng thấy cô nàng đang có rất nhiều tâm sự đây.

Linh Ngọc Đàm quyết định “lột xác” theo style nữ điên Itaewon sau khi chia tay bạn trai, còn đăng story buồn bã dù dặn fan đừng buồn - Ảnh 3.

Story mới khiến nhiều người hoang mang.

Thôi thì chuyện cũng đã rồi, Linh Ngọc Đàm đừng buồn nữa nhé!

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Trường tư cắt giảm nhân viên do dịch corona

Nhận thông báo UBND tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ hết tháng 2, chị Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường Đôrêmi thở dài vì trước đó đã chuẩn bị chu đáo để đón trẻ trở lại từ ngày 17/2.

Chị nhẩm tính, mỗi tháng phải trả 350 triệu đồng tiền lương cho 40 giáo viên, tháng nghỉ có thể nhận lương thỏa thuận, nhưng không dưới mức tối thiểu vùng. Tại Dĩ An, lương tối thiểu là 4,4 triệu đồng nên số tiền phải trả trong tháng 2 là 240 triệu đồng, trong khi phải trả tiền thuê nhà và không có học phí.

Sau nhiều ngày cân nhắc, chị Tuyết quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với một phần ba giáo viên trong trường, bắt đầu từ giữa tháng 3 tới. "Đây là việc không đành, nhưng phải làm vì không nuôi nổi cả guồng máy, tránh việc trường phải giải thể", chị Tuyết nói.

Trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Giáo viên trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Bà Tào Lệ Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Chuột Túi Thông Minh (quận Tân Bình, TP HCM) nói "thực sự đuối" trong mùa dịch. Trường quy mô nhỏ với 11 nhân viên, trông giữ 50 trẻ, mỗi tháng chi hơn 35 triệu đồng thuê mặt bằng. Tháng nghỉ tránh dịch, trường không thu học phí và vẫn trả đủ lương cho giáo viên, tùy theo vị trí, trung bình trên 5 triệu đồng mỗi người. Nếu nghỉ thêm, bài toán sẽ rất khó khăn, lương buộc phải cắt giảm.

Làm cụm trưởng với hơn 10 trường mầm non trong quận Tân Bình, bà Hoa cho biết một trường quy mô nhỏ, trung bình mỗi tháng cũng chi hơn 100 triệu đồng để duy trì hoạt động. Nguồn thu chủ yếu là học phí nên nghỉ tháng nào sẽ "hụt hơi" tháng đó. "Giáo viên mầm non phần lớn là những người trẻ ở các tỉnh lên, thu nhập đã thấp mà còn bị cắt giảm thì càng thêm vất vả", bà Hoa nói.

Với quy mô dân số lớn, đông dân nhập cư, ngoài hệ thống hơn 1.000 trường mầm non công lập và tư thục, TP HCM còn hơn 2.000 nhóm trẻ và lớp (dưới 7 trẻ) độc lập tư thục. Những nhóm trẻ này hầu hết phải cắt giảm lương vì không thể cân đối thu chi trong tháng nghỉ phòng dịch.

Nhiều trung tâm ngoại ngữ, dạy thêm - học thêm đối diện nguy cơ đóng cửa vì dịch. Là chủ đầu tư một trung tâm ngoại ngữ ở TP Đồng Xoài (Bình Phước), anh Hà Hữu Bình phải trả hơn 40 triệu đồng thuê mặt bằng, điện nước và 40 triệu đồng lương nhân viên. Nguồn thu của trung tâm hoàn toàn dựa vào học phí từ 300 người học, chủ yếu là học sinh, nhưng tháng 2 "trắng tay".

Anh Bình tỏ ra sốt ruột trước tình hình dịch viêm phổi corona (Covid-19), khi số bệnh nhân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng nhanh. Nhiều phụ huynh cho biết, dù tháng 3 ngành giáo dục cho học sinh trở lại trường thì cũng không cho con đi học thêm ở trung tâm để tránh nguy cơ lây bệnh.

"Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, tình hình ảm đạm thế này đến giữa năm có lẽ tôi phải đóng cửa trung tâm", anh nói.

Không chỉ lo bài toán thu chi, việc sắp xếp nhân sự, hoạt động của nhiều trường cũng bị xáo trộn khi học sinh không đến trường. Sáng 22/2, hàng chục giáo viên trường Tiểu học - THCS Pascal (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đến trường để ghi hình bài giảng online gửi cho học sinh. Để nâng cao chất lượng ghi hình, trường đầu tư mua thêm máy quay. Học phí và các khoản đóng góp khác của tháng 2 sẽ được chuyển sang tháng học bù theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tháng này việc học online miễn phí.

Cô Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, học sinh nghỉ nhưng cường độ làm việc của giáo viên nhiều hơn ngày thường. Mỗi tuần, trường phải đảm bảo tối thiểu 100 bài giảng ở năm khối lớp, nhiều thầy cô phải ở trường đến 23h để sửa bài giảng. Để có những video dạy học chỉn chu, buổi sáng các tổ chuyên môn sẽ trao đổi sau đó luân phiên ghi hình, đến chiều thì dành thời gian tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Theo cô Nhàn, mỗi tháng trường chi khoảng 10 tỷ đồng cho tiền lương nhân viên và kinh phí hoạt động. Giáo viên được trả đầy đủ lương cùng với hỗ trợ 200.000 đồng cho một bài giảng online. "Với một đơn vị tư nhân như chúng tôi, học sinh nghỉ một tháng đã khó khăn, nhưng vẫn cố gắng khắc phục. Nếu nghỉ kéo dài, trường có thể phải tính đến việc thu Biên dịch học phí học online để trang trải", cô cho hay.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tương tự, trường THCS - THPT Hồng Hà (TP HCM) trong tháng 2 phải trả hơn một tỷ đồng thuê mặt bằng tại 4 cơ sở và lương cho 300 giáo viên, nhân viên. Giáo viên trường thêm vất vả bởi công việc dạy học trực tuyến tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Nhân viên của trường cũng nhiều việc hơn khi phải sửa sang, sơn phết lại toàn bộ phòng, bàn học, tổng vệ sinh trường.

Cô Hà Thị Kim Sa, Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường, nói rất may mắn khi được sự đồng lòng của thầy cô và phụ huynh trong giai đoạn khó khăn này. Ngay cả nông trại của trường, rộng hơn 6 hecta cung cấp rau củ cho bữa ăn bán trú ngày thường, nay cũng được giáo viên trường chung tay san sẻ.

"Dịch bệnh thì dĩ nhiên trường khó khăn hơn nhiều, nhưng đó cũng là cái khó chung của xã hội. Nghỉ thêm thì trường vẫn xoay xở được, cái lo lớn nhất là việc học của các em bị ảnh hưởng", cô Sa chia sẻ.

Hiện tất cả địa phương đã cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 để phòng dịch. Riêng TP HCM kiến nghị Chính phủ cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối tháng 7.

Đến chiều 22/2, sau nhiều cuộc họp bàn của lãnh đạo các bộ trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản kiến nghị chủ tịch các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3.

Chuyện 'cười ra nước mắt' ngày chống dịch

"Nhà mình ngoài đó đang có dịch, khách khứa trong này ít nhiều họ cũng lo lắng", ông thông gia người Quảng Bình trình bày qua điện thoại tối 18/2. Ông Chung nghe xong quay sang vợ, thở dài. Bà Hà cố gắng bào chữa "đấy là xã Sơn Lôi ở bên kia sông, xã Bá Hiến nhà tôi không ai bị cả".

Xã Bá Hiến quê bà, dù cùng huyện Bình Xuyên nhưng cách Sơn Lôi con sông Tranh, nghĩa là không nằm trong diện " cách ly " và cũng chưa ai công bố rằng Bá Hiến có dịch. Nhưng bà Hà vẫn khó thanh minh với người ngoại tỉnh, nhất là qua điện thoại. Sáng hôm sau, bà vẫn tìm lên trụ sở UBND xã Bá Hiến xin giấy xác nhận, vì thực tế, yêu cầu này đến từ chính quyền địa phương nhà trai.

"Giấy chứng nhận này không thuộc chuyên môn chính quyền xã", bà Hà hụt hẫng trước câu trả lời của ủy ban. Văn bản bà xin chưa từng tồn tại trong lịch sử hành chính xã. Tiễn bà Hà trước cửa phòng làm việc, vị lãnh đạo xã dặn dò "Đôi bên gia đình lựa, hạn chế đi lại, không thì đành nhà nào tổ chức nhà nấy".

"Biết thế này cưới luôn trước Tết cho rồi", ông Chung vò đầu trước "ngày vui" của con gái.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận địa phương không có vấn đề gì. Ảnh: Ngọc Thành.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận "địa phương không có vấn đề gì". Ảnh: Ngọc Thành.

Tháng 11/2019, con gái ông Chung kết thúc 5 năm du học Nhật Bản, trở về Việt Nam với dự định kết hôn với chàng trai quê Quảng Bình quen ở bên đó. Bảy ngày sau, lễ dạm ngõ được tổ chức, cô gái theo chồng đón cái Tết đầu tiên ở miền Trung. Hôn lễ phía nhà trai, theo kế hoạch, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3.

Gả con gái đầu lòng, bà Hà lo lắng nhiều, từ việc chọn đại diện họ hàng vào nhà trai, đến xếp xe, thuê tài xế hợp tuổi, lái tốt, mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trừ dịch bệnh là nằm ngoài dự tính.

Bà Hà đã nghĩ đến trường hợp cô con gái 25 tuổi sẽ không có anh em họ hàng ở bên trong ngày xuất giá. "Ông bà cứ phải vào với các con. Còn chuyện sau đó tính tiếp", thông gia trấn an bà Hà sau khi biết không có giấy xác nhận.

Hết cách, bà đành giảm số người nhà gái, từ 10 người xuống còn 4, gồm vợ chồng và ông nội, ông ngoại. Thứ hai tuần sau, vợ chồng bà Hà cùng với các thành viên đã được chọn sẽ đi xuống huyện khám, xin xác nhận sức khoẻ bình thường trong mười ngày qua. Bà cũng đã nghĩ tới quãng đường gần 600 km sắp di chuyển, nghĩ tới việc thuê một ôtô biển số 29 - Hà Nội, thay vì biển 88 - Vĩnh Phúc. "Chúng tôi không giấu giếm gì cả, nhưng không muốn mọi người phải lo lắng không cần thiết", bà chia sẻ.

Đám cưới tổ chức ở nhà gái (tại Vĩnh Phúc) sẽ hoãn lại, chưa in thiệp mời, chưa đặt cỗ cưới. "Bao giờ hết dịch sẽ tổ chức, không thì cứ bình tĩnh chờ". Bà Hà nghĩ. Dịch corona đã khiến quá nhiều dự tính trong năm của nhà bà gặp khó khăn, sáu phòng karaoke gia đình đang kinh doanh tốt nay đã đóng cửa. Mà không riêng gia đình bà, nhà hàng xóm có con gái cưới vào cuối tháng ba cũng hoãn lại chờ hết dịch.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng phong toả 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng "phong toả" 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ở xã Sơn Lôi bên kia sông , gần mười ngày nay, thay vì ngồi văn phòng hoặc đi các xã, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bình Xuyên trở thành "đặc phái viên" bất đắc dĩ của huyện ủy ở ngay giữa vùng cách ly.

Gia đình năm người gồm ông Tuấn và vợ, hai đứa trẻ con và bà ngoại đang sống trong vòng cách ly 20 ngày khi Sơn Lôi bị phong toả.

Trước ngày Bộ Y tế thông tin chính thức về ba ca nhiễm nCoV, gia đình ông Tuấn cũng như hàng nghìn người Sơn Lôi khác vẫn đi thăm họ hàng, chúc Tết mà không biết mình sẽ bị gắn định danh "người dân vùng dịch". Khi thông tin được công bố chiều 30/1, ông liền dặn người nhà hạn chế đến nơi đông người, cũng tránh gặp bạn bè ở nơi khác. Dự định về quê nội ở huyện Sông Lô dự đám cưới người cháu họ cũng hoãn, vì "đi đâu bây giờ cũng không tiện dù mình không bị nhiễm bệnh".

Tối 12/2, ông Tuấn nhận được điện thoại từ lãnh đạo thông báo ngày mai có thể "làm việc ở nhà" bởi các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu lập chốt.

Ông Tuấn dặn vợ mua thêm thịt cá bỏ tủ lạnh, muối dưa cà để chuẩn bị cho những ngày "nội bất xuất" khỏi Sơn Lôi. Thi thoảng, ông ra đầu làng nhận tiếp tế từ bố vợ ở Vĩnh Yên, khi con gà, lúc mớ rau, hoặc nhận xăng do người giao hàng mang tới để đi lại trong làng. Công việc hoặc tin tức ở Sơn Lôi đều được ông cập nhật về huyện qua Biên dịch email hoặc điện thoại.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi sinh hoạt của hơn 10.600 người dân của sáu thôn trong xã Sơn Lôi gói gọn sau 12 thanh barie của các chốt kiểm dịch. Ông Tuấn thấy "bó chân, bó tay" trong những ngày đầu cách ly, nhưng rồi tự điều chỉnh cách tiếp cận, bởi coi như mình đang dưới địa bàn, trực tiếp chống dịch và có thông tin gì sẽ cập nhật về huyện.

"Cách Sơn Lôi đến 30 km nhưng vẫn là người Vĩnh Phúc" , chị Tạ Thị Lương sống ở Tam Đảo kể về trải nghiệm bị mặc định là "người dân đến từ nơi có dịch".

Tuần trước, anh em chị Lương đi đền Bảo Hà (Lào Cai) và rủ nhau công đức một ít tiền sau lễ bái dâng hương. Người viết phiếu tươi cười trông xấp tiền, hỏi chị quê ở đâu để còn ghi danh. Nhưng vẻ đon đả không còn khi nghe "bọn em đến từ Vĩnh Phúc". Họ nhận tiền, ghi phiếu rồi lấy tay điều chỉnh khẩu trang trên mặt, không nói gì. Từ giây phút đó trên hành trình du xuân, Lương hạn chế nói ra quê quán của mình.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 14/2, ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói tỉnh đã triển khai đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. "Vĩnh Phúc sẽ không để dịch lây lan ra ngoài", ông khẳng định và nói thêm, người dân tỉnh Vĩnh Phúc không nằm trong diện cách ly, mà Vĩnh Phúc chỉ có vùng cách ly là xã Sơn Lôi. Do vậy, tổ chức và cá nhân nào cách ly người dân tỉnh Vĩnh Phúc không theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cũng lấy làm tiếc vì thời gian qua một số cá nhân chia sẻ thông tin về dịch bệnh tại Vĩnh Phúc không chính xác, đầy đủ, không chia sẻ tình cảm với người dân Vĩnh Phúc lúc này. Vì vậy, ông mong muốn truyền đi thông điệp khách quan, chính xác để mọi người hiểu đúng về tình hình dịch bệnh và không có sự kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc.

Thanh Lam - Hoàng Phương

*Một số nhân vật đã được đổi tên

Đường 'rải virus' của bệnh nhân siêu lây nhiễm Hàn Quốc

Các cựu tín đồ của Shincheonji (Tân Thiên Địa) cho biết họ đến nhà thờ ngay cả khi bị ốm. Sau những buổi lễ, họ được chia thành các nhóm để học Kinh thánh, hoặc ra ngoài đường truyền đạo.

"Chúng tôi được giảng rằng không được sợ hãi bệnh tật, cũng không cần quan tâm đến những thứ trần tục như công việc, tham vọng hay đam mê. Mọi thứ đều tập trung vào việc truyền đạo, ngay cả khi chúng tôi đổ bệnh", Lee Ho-yeon, người rời giáo phái từ năm 2015, cho biết.

Tân Thiên Địa giờ đây trở thành tâm điểm chú ý, sau khi xuất hiện hàng chục ca nhiễm nCoV liên quan tới nhà thờ của giáo phái tại Daegu, thành phố lớn thứ tư Hàn Quốc với dân số 2,5 triệu người. Một nữ tín đồ 61 tuổi, hay còn gọi là Bệnh nhân 31, được cho là người gây ra tình trạng siêu lây nhiễm này.

Nhân viên y tế khử trùng trước nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu, Hàn Quốc hôm 19/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế khử trùng trước nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu, Hàn Quốc hôm 19/2. Ảnh: AFP .

Bệnh nhân 31 hôm 7/2 tới khám tại Bệnh viện Saeronan ở quận Suseong, Daegu do gặp tai nạn giao thông nhẹ, nhưng sau đó rời đi bởi vết thương không đáng kể. Ngày hôm sau, bà phàn nàn rằng mình bị đau họng. Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn tham gia buổi lễ tại nhà thờ Tân Thiên Địa hôm 9/2, các quan chức y tế cho biết.

Tới ngày 10/2, bà bị sốt và bắt đầu dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi vào ngày 14/2. Bất chấp tình trạng sức khỏe, người phụ nữ vẫn đi ăn trưa với bạn vào ngày 15/2 tại một nhà hàng buffet nằm trong khách sạn Queenvell ở quận Dong. Địa điểm này có thể phục vụ hơn 1.000 người khi có tiệc cưới.

Hôm 16/2, người phụ nữ tiếp tục tới nhà thờ để dự buổi lễ ngày chủ nhật. Ít nhất 1.000 tín đồ Tân Thiên Địa đã tham gia một trong hai buổi lễ có mặt Bệnh nhân 31 từ khi bà xuất hiện triệu chứng nhiễm nCoV, giới chức Hàn Quốc cho hay.

Các bác sĩ đã ít nhất hai lần đề nghị người phụ nữ chuyển đến bệnh viện lớn hơn để xét nghiệm nCoV, nhưng bà từ chối, nhấn mạnh rằng bà không đến Trung Quốc trong những tháng gần đây, cũng không gặp bất cứ ai nhiễm virus.

Tuy nhiên, người phụ nữ cuối cùng cũng đồng ý xét nghiệm nCoV tại một phòng khám do chính phủ điều hành vào ngày 17/2, sau khi các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ngay hôm sau, các bác sĩ xác nhận bà đã nhiễm nCoV.

"Đối với những người quen thuộc với Tân Thiên Địa, cách hành xử của bà ấy không gây ngạc nhiên", Chung Yun-seok, chuyên gia về các giáo phái và điều hành trang web Christian Portal News, cho hay. "Với họ, bị ốm là một tội lỗi bởi nó ngăn cản họ phụng sự Chúa".

Trong vòng hai tuần trước khi xác nhận nhiễm nCoV, Bệnh nhân 31 đã bắt taxi ít nhất 5 lần và vẫn đi làm. Ngày 29/1, người phụ nữ này còn đi tàu đến thăm trụ sở công ty ở quận Gangnam, thủ đô Seoul. Hồi đầu tháng, bà cũng tới huyện Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, địa phương nằm ngay gần Daegu và đã có hai trường hợp tử vong vì nCoV trong một bệnh viện.

Cheongdo là quê hương của Lee Man-hee, người tự xưng là nhà tiên tri của Chúa và sáng lập Tân Thiên Địa vào năm 1984. Các tín đồ của giáo phái thường xuyên đi hành hương và làm các công việc tình nguyện ở Cheongdo. Họ được cho là tập trung tại địa phương này hồi đầu tháng để dự lễ tang anh trai Lee.

Tuy nhiên, hãng tin Newsis của Hàn Quốc dẫn lời Bệnh nhân 31 cho biết bà không đến bệnh viện ở Cheongdo, cũng không dự lễ tang, nhưng đã sử dụng một nhà tắm công cộng khi tới huyện này.

Chồng và hai con của Bệnh nhân 31 đang tự cách ly, trong khi các quan chức y tế đã khử trùng và tạm thời đóng cửa những địa điểm bà từng đến trong hai tuần trước khi xác nhận dương tính với nCoV. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết thêm rằng Bệnh nhân 31 đã tiếp xúc với 166 người và họ đều phải tự cách ly.

Giới chức cũng đang cố gắng tìm hiểu Bệnh nhân 31 nhiễm nCoV từ đâu. Hwang Eui-jong, một mục sư nghiên cứu tôn giáo, lưu ý rằng Tân Thiên Địa thậm chí truyền đạo cho những người Hàn Quốc sống ở đông bắc Trung Quốc và nhiều người từng được mời tới Hàn Quốc.

Giám đốc KCDC Jung Eun-kyeong cho biết chính quyền đang điều tra thông tin Tân Thiên Địa từng hoạt động ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Newsis hôm 21/2 đưa tin Tân Thiên Địa năm ngoái mở một nhà thờ ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch Covid-19 khởi phát, nhưng thông tin này đã bị xóa khỏi trang web của giáo phái. Tân Thiên Địa chưa bình luận về vấn đề này.

Hàn Quốc hôm nay ghi nhận thêm 142 người nhiễm nCoV, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 346 . Huyện Cheongdo và thành phố Daegu hiện được chính phủ đưa vào diện "quản lý đặc biệt" vì chiếm phần lớn số ca nhiễm.

Tính đến hôm qua, 128/153 ca bệnh tại Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang được xác nhận có mối liên hệ với nhà thờ của Tân Thiên Địa. Giáo phái này đã đóng cửa nhà thờ ở Daegu và chỉ đạo tổ chức các buổi lễ cầu nguyện trực tuyến, hoặc tín đồ tự cầu nguyện tại nhà.

"Không giống những Biên dịch giáo phái khác, Tân Thiên Địa buộc các tín đồ ngồi sát với nhau trên sàn trong lúc hành lễ, theo thứ tự rõ ràng. Chúng tôi được đề nghị không đeo bất cứ thứ gì trên mặt, như kính hoặc khẩu trang, đồng thời được dạy phải hát thánh ca thật to", cựu tín đồ Lee Ho-yeon cho hay.

Tuy nhiên, Tân Thiên Địa hôm 21/2 bác bỏ chỉ trích về những hoạt động của họ, gọi đây là "lời vu khống dựa trên định kiến về các giáo hội", đồng thời giải thích rằng tín đồ phải ngồi sát nhau trên sàn bởi chính quyền địa phương không cho phép giáo phái xây dựng nhà thờ lớn hơn.

Sau khi trường hợp Bệnh nhân 31 gây chú ý, các tín đồ Tân Thiên Địa nhận được tin nhắn yêu cầu tiếp tục truyền giáo trong nhóm nhỏ, nói thêm rằng nếu bị quan chức hỏi, họ nên phủ nhận việc gia nhập giáo phái hoặc từng tham gia các buổi lễ. Tuy nhiên, giáo hội Tân Thiên Địa cho biết đây không phải đường lối chính thống của họ và đã kỷ luật người gửi tin nhắn.

Giới chức cho biết tính đến ngày 21/2 họ vẫn không thể liên lạc với hơn 340 tín đồ của Tân Thiên Địa. "Các tín đồ biết họ bị mang tiếng xấu, nên thường che giấu việc đi theo giáo phái, thậm chí với cha mẹ mình. Việc không thể liên lạc với nhiều tín đồ không có gì đáng ngạc nhiên. Họ hẳn đang cùng nhau ở đâu đó và cầu nguyện mọi chuyện qua đi", mục sư Hwang Eui-jong nói.

Ánh Ngọc (Theo NY Times, Joongang Daily )

Huỳnh Nga - bậc thầy đạo diễn cải lương

NSND Huỳnh Nga qua đời hôm 21/2 ở tuổi 88, sau thời gian điều trị bệnh thận, hô hấp và tim mạch. Bạch Tuyết, Lệ Thủy - hai gương mặt từng tham gia vở Đời cô Lựu - gọi ông là bậc thầy của sân khấu cải lương. Qua tài dàn dựng của ông, nhiều tác phẩm như Đời cô Lựu, Tiếng sáo đêm trăng, Hoa độc trong vườn, Người giữ mộ ... gây tiếng vang, từng bước tạo nên tên tuổi cho hàng loạt nghệ sĩ.

trong live show Phong trần theo nghiệp Tổ do đạo diễn Thanh Hiệp dàn dựng năm 2015 tại Nhà hát TP

Đạo diễn Huỳnh Nga (trái) bên danh hài Hoài Linh trong liveshow "Phong trần theo nghiệp tổ" năm 2015 tại Nhà hát TP HCM. Ảnh: Thanh Hiệp.

Huỳnh Nga xuất thân từ một gia đình nghèo ở Long An. Cha ông đi ở đợ, mẹ làm thuê, thuở bé, ông khát khao được đến trường. Lớn lên, ông đi làm giao liên cách mạng. Ông bén duyên sân khấu khi làm nghề bồi giấy, pha màu cho NSND - họa sĩ Hoàng Tuyển vẽ tranh, rồi được nhận vào Đoàn kịch khu 8. Đam mê diễn xuất của ông dần trỗi dậy qua các vở: Đồng xanh máu đỏ, Miếng sắt cũ, Mưu dân quân ... Cuối năm 1956, ông giải ngũ, xin vào Đoàn cải lương Nam bộ làm diễn viên và bắt đầu gắn bó nghiệp đạo diễn.

Vốn là dân ngoại đạo so với nhiều đồng nghiệp lừng lẫy đương thời như Mỹ Châu, Thanh Tuấn... Huỳnh Nga luôn dày công tầm sư học đạo. Ông tham gia các khóa học ngắn ngày do các thầy từ Trung Quốc, Liên Xô (cũ) sang tập huấn. Năm 1968, ông quyết định sang Romania học làm đạo diễn trong bốn năm. Ông luôn tư duy làm sao để thiết kế, bố cục sân khấu tôn tinh thần tác phẩm.

Sau năm 1975, ông về TP HCM công tác, được phân dàn dựng vở Gánh cỏ sông Hàn của đoàn Hương Mùa Thu chỉ trong năm ngày. Khi đó, "dưới trướng" của ông là Minh Phụng, Hoài Thanh, Ngọc Hương... - những giọng ca cải lương lừng lẫy của miền Nam. Lúc ấy, ông chuyên về kịch nói, chưa có kiến thức sâu về cải lương. Với ông, tiếng đờn vọng cổ phức tạp hơn tân nhạc vì một chữ có thể nhấn nhá thành nhiều âm điệu. Đêm nằm gác tay lên trán, ông thao thức, nhận ra Sài Gòn đang là miền đất hứa của cải lương, còn kịch nói lúc đó chỉ có đoàn Kim Cương. Ông quyết định học lại cải lương từ đầu, kết hợp kiến thức sách vở với kinh nghiệm từ các nghệ sĩ xung quanh. Vở Gánh cỏ sông Hàn ra đời và lôi cuốn khán giả.

Vở Đời cô Lựu - dàn dựng năm 1983 - đánh dấu một mốc son mới của Huỳnh Nga . Khi đó, theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM, các nghệ sĩ dựng một vở cải lương chuẩn mực sang Đức biểu diễn cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc ( UNESCO) xem. Trước đó, vở đã gây tiếng vang qua diễn xuất của thế hệ nghệ sĩ Phùng Há, Ba Vân, Thanh Nga... tại đoàn Thanh Minh. Huỳnh Nga chịu áp lực phải đổi mới vở, đồng thời vẫn giữ được tinh thần gốc của tác phẩm. Nhờ sự hỗ trợ của soạn giả - NSND Viễn Châu, phiên bản mới ra đời với sự tham gia của Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Diệp Lang... Qua lối dàn dựng của Huỳnh Nga, khán giả thuở ấy ấn tượng mạnh với lớp diễn bi thương của Lệ Thủy, Minh Vương qua nhân vật tiểu thư nhà giàu Kim Anh và chàng trai lưu lạc Võ Minh Luân.

N hân vật Bảy "cán vá" cũng là một trong những đổi mới được đánh giá cao của cố đạo diễn so với bản cũ. Với diễn xuất của nghệ sĩ Ngọc Giàu, tiếng cười từ Bảy "cán vá" - người giúp việc trong gia đình Kim Anh - tạo thêm màu sắc hài hước, bên cạnh câu chuyện bi thương của tuyến nhân vật chính. Tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một năm 1996. Huỳnh Nga được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân một phần nhờ vở này.

NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết hát 'Đời cô Lựu'
 
 
NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết hát 'Đời cô Lựu'

NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết trong trích đoạn "Đời cô Lựu". Video: Youtube.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết - người đóng vai cô Lựu - đánh giá, nhiều tác phẩm qua bàn tay của đạo diễn Huỳnh Nga đã góp phần giúp dịch vụ biên dịch sân khấu cải lương Sài Gòn khôi phục thời hoàng kim. " Trong đó, Đời cô Lựu là tác phẩm đỉnh cao đánh dấu chặng đường đưa cải lương hòa nhập với đời sống văn hóa toàn cầu khi đoàn cải lương 284 lưu diễn ở châu Âu. Tác phẩm gây tiếng vang đến mức nhiều nghệ sĩ, đạo diễn, nhạc sĩ tham gia vở đã được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân", bà kể.

Sau Đời cô Lựu , Huỳnh Nga được xem là đạo diễn kỳ cựu của sân khấu cải lương. Nhiều đồng nghiệp gần như quên hẳn ông xuất thân là dân kịch. Đạo diễn Thanh Hiệp - từng thực hiện chương trình tôn vinh Huỳnh Nga năm 2013 - nói về cố đạo diễn: "Ông đặt nền tảng cho những thủ pháp mộc mạc nhưng thấm sâu trong tâm thức người xem về nghệ thuật cải lương Nam Bộ". Sau đó, ông vẫn tìm tòi để cho ra đời những vở như Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa, Tấm Cám ... Ông ví mình như con kiến, tha dần chút kiến thức bồi đắp đam mê làm nghề.

Nhiều hậu bối ấn tượng với Huỳnh Nga bởi tính dí dỏm, luôn nhiệt huyết với diễn viên trẻ. Nghệ sĩ Điền Trung gọi cố đạo diễn là ông ngoại vì ông từng dạy mẹ anh. Năm 2007, anh tập tiết mục Giang sơn mỹ nhâ n ở rạp Hưng Đạo - nơi Huỳnh Nga thích uống cà phê mỗi sáng. Thấy anh diễn chưa đạt, ông lên sân khấu mắng rồi thị phạm. Xong, ông cười rồi chắp tay sau lưng ra ngoài tiếp tục tán dóc. Ông còn rất thích đùa. Một lần, thấy anh dựng xe máy trước rạp để tập tuồng, ông chạy lại, mượn năm nghìn đồng. Điền Trung nói ông muốn mua gì để anh đi mua giúp cho, ông đáp: "Không, tao đi mua cái khăn lau xe giúp mày, nhìn cái xe dơ thấy gớm!".

Một thời gian dài, ông chịu cảnh thiếu thốn trong bệnh tật. Cuối năm 2012, nghệ sĩ nhập viện vì rối loạn tiêu hóa, giữa năm 2013 phẫu thuật cắt bỏ ung thư trực tràng. Từ đó, ông gầy rộc, giao tiếp khó khăn, trí nhớ cũng giảm sút rõ rệt. Lúc ấy, một tay vợ đạo diễn chăm sóc ông. Bà vốn là diễn viên của đoàn kịch Công an. Lấy ông, bà từ bỏ nghiệp diễn, chọn công việc hành chính để có thời gian lo cho gia đình. Từ số lương ít ỏi của vợ chồng, bà lo thu vén cuộc sống, nuôi ba con chung và một con riêng của ông.

Nhiều năm liền, gia đình ông - 13 thành viên (bao gồm vợ chồng nghệ sĩ, vợ chồng ba con trai cùng năm người cháu) - chung sống trong một căn hộ tập thể rộng hơn 60 m2. Năm 2017, theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM, Huỳnh Nga được trao tặng căn chung cư ở quận 4, trị giá hơn hai tỷ đồng. Cuộc sống gia đình ông từ đó mới bớt chật vật phần nào.

Vợ chồng đạo diễn Huỳnh Nga năm 2015. Ảnh: Châu Mỹ.

Vợ chồng đạo diễn Huỳnh Nga năm 2015. Ảnh: Châu Mỹ.

Những năm cuối đời, ông vẫn tâm huyết với sự đổi mới trong cải lương. Năm 2018, ông phản đối việc nghệ sĩ Gia Bảo đưa Bolero vào vở Đời cô Lựu khi tái dựng. Ông cho rằng đây là vở kinh điển, không cần đến Bolero để chạy theo thị hiếu số đông. "Tôi ủng hộ mọi thử nghiệm, nhưng chúng phải tôn được cái hay, cái độc đáo cho cải lương. Nếu kết hợp mà không ăn rơ, hoặc na ná nhau, khán giả sẽ không còn mặn mà", ông từng nói.

Lễ viếng NSND Huỳnh Nga được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM từ ngày 22/2. Lễ truy điệu diễn ra sáng 24/2, linh cữu nghệ sĩ được an táng ở Long An.

Mai Nhật

Bệnh viện Chợ Rẫy không tiếp khách ngày thầy thuốc

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22/2 gửi thông báo ghi nhận tấm lòng của các đơn vị muốn đến thăm, chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay bệnh viện từ chối tiếp nhận để tập trung phòng dịch Covid-19.

"Mong các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoạt động thăm viếng, không gửi quà, hoa chúc mừng cho bệnh viện", bác sĩ Thức chia sẻ.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV. Ảnh: Hữu Khoa.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 4/2. Ảnh: Hữu Khoa.

Theo lãnh đạo bệnh viện, kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ tổ chức các hoạt động mang tính nội bộ.

Lê Phương

Dự đoán trái chiều về đỉnh dịch do nCoV

Giới chuyên gia cho biết rất khó dự đoán chính xác đỉnh dịch do nCoV. Ảnh: Euronews.

Giới chuyên gia cho biết rất khó dự đoán chính xác đỉnh dịch do nCoV. Ảnh: Euronews.

Giới chức y tế muốn biết thời điểm dịch bệnh và số người có thể lây nhiễm để chuẩn bị vật tư bệnh viện và xác định thời gian an toàn để gỡ bỏ lệnh hạn chế du lịch. Vũ Hán, thành phố ở tâm dịch và một số thành phố khác gần đó đã bị phong tỏa từ cuối tháng 1.

Vài nhà nghiên cứu cảnh báo rất khó dự đoán chính xác đỉnh dịch, đặc biệt khi dữ liệu sử dụng trong các mô hình chưa hoàn chỉnh. "Nếu bạn điều chỉnh dự đoán hàng tuần và phát biểu dịch bệnh sẽ đạt đỉnh trong vòng 1 - 2 tuần tới, cuối cùng bạn sẽ nói đúng", Brian Labus, chuyên gia giám sát dịch bệnh ở Đại học Nevada, Las Vegas, chia sẻ.

Tình huống khả quan

Hôm 11/2, bác sĩ Chung Nam Sơn, cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, cho biết nCoV có thể sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 2. Là người phát hiện virus SARS, bác sĩ Chung nhận định tình trạng dịch bệnh đã có chuyển biến tích cực nhờ các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc như lệnh hạn chế đi lại và kéo dài kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, ông thừa nhận đây vẫn là "thời kỳ khó khăn" đối với Vũ Hán.

Hơn 76.000 người được xác nhận dương tính với nCoV ở Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng con số thực tế cao hơn báo cáo. Họ hoài nghi Trung Quốc không thể tiến hành đủ xét nghiệm chẩn đoán và thiếu nhân viên y tế để phát hiện mọi trường hợp nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu ở Trường vệ sinh và y học nhiệt đới London dự đoán dịch bệnh có thể đạt đỉnh bất cứ lúc nào. Sebastian Funk, nhà thống kê chuyên lập mô hình bệnh truyền nhiễm, cho biết dự đoán dựa trên ước tính một người nhiễm bệnh ở Vũ Hán lây sang trung bình 1,5 - 4,5 người khác trước khi có lệnh phong tỏa vào ngày 23/1. Funk ước tính đỉnh dịch là khoảng 1 triệu ca nhiễm bệnh, chiếm khoảng 10% dân số Vũ Hán. Phân tích trên được Funk đăng trên website của viện hôm 12/2 và chưa có thẩm định của chuyên gia cùng ngành.

Tình huống xấu nhất

Một số nhà nghiên cứu cho rằng những dự đoán như trên quá lạc quan. Người dân ở phần lớn các thành phố Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc từ tuần trước sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, kéo theo khả năng xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm dây chuyền mới, theo Hiroshi Nishiura, nhà dịch tễ học ở Đại học Hokkaido tại Sapporo, Nhật Bản.

Nishiura cho biết mô hình ông sử dụng ước tính dịch bệnh sẽ đạt đỉnh trong khoảng cuối tháng 3 và tháng 5. Lúc đó, 2,3 triệu ca nhiễm mới được chẩn đoán mỗi ngày. Nishiura tính toán khoảng 550 - 650 triệu người ở Trung Quốc sẽ dương tính với nCoV, chiếm 40% dân số đất nước. Khoảng một nửa trong số đó sẽ bộc lộ triệu chứng.

Nishiura chia sẻ, ông đã nộp bài báo miêu tả mô hình và kết quả dự đoán dưới dạng tiền ấn phẩm tới trang lưu trữ online medRxiv. Để rút ra dự đoán, nhóm nghiên cứu của ông đã xem xét tiềm năng lây nhiễm của nCoV qua hệ số lây nhiễm cơ bản R0. Họ giả định mọi người dân đều có nguy cơ nhiễm bệnh và ước tính R0 của nCoV là 1,5 - 2. Mô hình của Nishiura cũng phản ánh giả định nhiều người nhiễm bệnh không bộc lộ triệu chứng hoặc đi khám bệnh khi cảm thấy không khỏe. Trong tình huống đó, số ca nhiễm bệnh theo báo cáo sẽ thấp hơn so với thực tế.

Gabriel Leung, nhà dịch tễ học ở Đại học Hong Kong, nhận định các ước tính của Nishiura có thể xảy ra bởi cộng đồng chưa có khả năng miễn dịch với nCoV. Theo Leung, những ước tính đó có vẻ cường đại, nhưng giới nghiên cứu vẫn chưa rõ nCoV nguy hiểm tới mức nào. Tính toán mới nhất về tỷ lệ tử vong của nCoV theo nghiên cứu Biên dịch do bác sĩ Chung công bố hôm 9/2 là 1,36/100. Nhưng con số này có thể quá cao so với thực tế bởi nhóm nghiên cứu không xem xét các trường hợp bệnh nhẹ.

An Khang (Theo Nature )

Samsung ngừng một nhà máy vì virus corona

Theo Reuters , Samsung sẽ cho ngừng hoạt động nhà máy này đến ngày 25/2, đồng thời đưa những người đã tiếp xúc với nhân viên nói trên vào khu vực cách ly để kiểm tra sức khỏe.

Samsung hiện có hai dây chuyền sản xuất tại Gumi, cách thủ đô Seoul khoảng 200 km về phía đông nam và ở khá gần Biên dịch Daegu, một trong những tâm dịch viêm phổi do virus corona tại Hàn Quốc.

Theo Bloomberg , việc dừng hoạt động tại nhà máy này có thể ảnh hưởng đến sản lượng các mẫu máy cao cấp của Samsung bao gồm Galaxy Z Flip Galaxy Fold . Mặc dù hãng đã chuyển hầu hết các dây chuyền sản xuất của mình đến Việt Nam và Ấn Độ, Gumi vẫn là nơi lắp ráp các mẫu máy cao cấp của Samsung phục vụ cho thị trường nội địa.

Trong một email thông báo, Samsung cho biết hoạt động tại các nhà máy sản xuất chip và màn hình ở những khu vực khác của Hàn Quốc không bị ảnh hưởng.

Lưu Quý

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu

Thi thể được phát hiện lúc 21h tối ngày 22/2 tại công viên dưới chân cầu Sóng Thần, thuộc phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM. Đây là khu vực giáp ranh giữa Thành phố Dĩ An (Bình Dương) và quận Thủ Đức (TP. HCM).

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng đến khám hiện trường.

Thời điểm này nhiều người dân đi xe máy trên Quốc lộ 1A, hướng từ quận Thủ Đức về quận 12, khi qua khu vực trên thì hoảng hồn la hét lên "có thi thể người trong công viên".

Lúc này người dân gần đó đến kiểm tra thì phát hiện thi thể được xác định là nam giới, bị cháy đen.

Nhận được tin báo của người dân, cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt phong toả hiện trường để khám nghiệm.

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu - Ảnh 2.

Người dân xôn xao, tập trung theo dõi sự việc khá đông.

Đến 22h cùng ngày, thi thể được đưa rời khỏi hiện trường về nhà xác để khám nghiệm tử thi, xác định danh tính. Theo người dân suy đoán, có Biên dịch thể nạn nhân tự thiêu.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan "phản dame" với kiểu tóc "sai trái" thời còn non dại

Nhắc đến Chi Pu Biên dịch là nghĩ ngay đến cô nàng xinh đẹp, ảnh nào đăng tải cũng dân tình xuýt xoa không ngớt. Ngỡ rằng người như Chi Pu thì chẳng kiểu tóc hay style nào có thể dìm, vậy nhưng hóa ra nữ ca sĩ lại bị chính fan "bóc phốt" tạo hình dìm nhan sắc đến chẳng muốn nhìn lại.

Thử bao nhiêu tạo hình, đổi bao nhiêu style thì Chi Pu vẫn xinh xuất sắc.

Mới đây, cô nàng còn thỏ thẻ ước muốn cắt tóc mái ngang để thay đổi hình ảnh.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 2.

Hội fan "cây khế" cũng được dịp vào hiến kế cho thần tượng. Nhưng thương thay cho Chi Pu, cô lại được gợi ý ngay kiểu tóc dìm nhan sắc đến mức muốn từ bỏ ngay ý định.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 3.

Quả là không ai hiểu thần tượng bằng fan, Chi Pu xinh rất xinh nhưng tạo hình tóc mái ngố tàu trên lông mày lại khiến nhan sắc của cô trông thật "thắm thơm" chứ nào còn vẻ sang chảnh thường thấy.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 4.

Có người lại rủ rê cô vừa cắt vừa nhuộm giống Kim Da Mi trong "Tầng Lớp Itaewon".

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 5.

Có fan thì lôi cả bé Sa ra làm ví dụ cho Chi Pu lấy cảm hứng cắt tóc. 

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 6.

Đúng là khổ thân Chi Pu quá mà, vừa muốn cắt tóc là bị chính fan vào dìm tơi tả!

Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá

Đối với các cô cậu học trò thì dụng cụ không thể thiếu trong suốt thời gian đi học là máy tính. Phép tính đơn giản còn có thể tính nhẩm, nhưng khi làm đến một dãy các con số và phép tính chồng chéo nhau thì hầu hết học trò đều phải bó tay và đành nhờ cậy đến chức năng vi diệu của máy tính.

Tuy nhiên, vào những năm 60, khi máy tính còn thô sơ và chưa thể đạt được trình độ tính toán siêu cấp, các nhà khoa học đã phải hoàn toàn tự tay thực hiện các phép toán. Họ phải tự vẽ nên các hình vẽ, giải các phương trình toán học rắc rối để tự tìm ra đáp số. Dường như cụm từ "tính toán" được dùng để ám chỉ con người chứ không phải các thiết bị công nghệ điện tử.

Vào thời điểm chưa có máy tính, những bộ óc thiên tài trong giới khoa học phải cùng nhau giải quyết các phép tính phức tạp trên bảng viết.

Choáng ngợp với cách các nhà khoa học NASA làm việc vào thời kỳ chưa có máy tính - Ảnh 2.

Những bức ảnh chụp khoảnh khắc làm việc của các nhà khoa học tại NASA do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp.

Choáng ngợp với cách các nhà khoa học NASA làm việc vào thời kỳ chưa có máy tính - Ảnh 3.

Những bộ óc vĩ đại ấy đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của máy vi tính – loại công nghệ điện tử có khả năng tính toán vượt trội.

Quả nhiên, chỉ khi nhìn những tấm hình thời xa xưa mới giúp cảm nhận rõ được về khả năng tính toán vượt trội cũng như tư duy logic đỉnh cao của những nhà khoa học. Không biết nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì họ có thể phát triển những nghiên cứu ấy đến mức nào.

" Đầu óc mình tầm thường nên nhìn vào cái bảng là thấy người ta phi thường thế nào rồi ", bạn X.T bình luận.

"Nhìn con số trên bảng bỗng thấy mình quá ngu so với kiến thức. Thật biết ơn các ông đã tạo ra máy tính và khám phá nên các kiến thức khoa học thú vị ", bạn B.A bình luận.

"Giảng dạy bằng bảng đen vẫn giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và giáo viên dạy có hồn hơn. Những đại học lớn trên thế giới vẫn giữ hệ thống bảng lớn như này. Cá nhân mình thấy xem slide trên máy tính không thể nào nhớ được nhiều kiến thức khi học trên bảng được ", bạn Biên dịch Q.K chia sẻ.

"Nếu ngày xưa có máy tính, các nhà khoa học đã khám phá ra được tất cả mọi thứ ", bạn H.D chia sẻ.

" Nhìn rất ngầu và có cảm giác rất muốn thử luôn á, nhưng với môn Toán thì xin lui" , bạn N.T bình luận.

Rộ tin Kim "siêu vòng 3" Và Kanye West ly hôn, bắt đầu cuộc chiến giành quyền nuôi con và đế chế gia tài

Cặp đôi Kim Kardashian Kanye West chắc hẳn là đôi vợ chồng được ngưỡng mộ bậc nhất Hollywood: chồng là rapper, vợ có hẳn một "đế chế" giàu có, cả hai lại có 4 đứa con rất đáng yêu. Gia đình Kim "siêu vòng 3" luôn khiến khán giả ghen tị vì quá hạnh phúc và đầm ấm. Tuy nhiên mới đây, cặp vợ chồng này đang vướng phải tin đồn ly dị và bắt đầu tranh giành quyền nuôi con.

Cuối năm ngoái, tờ NW đã đặt ra nghi vấn Kim và chồng có xích mích với nhau về vấn đề tôn giáo. Tờ báo này nói rằng Kanye đã cố gắng đưa 4 đứa trẻ đến một lễ rửa tội nhưng Kim không đồng ý và dẫn các con rời đi. NW còn trích lời nói từ một nguồn tin ẩn danh tiết lộ rằng Kim tin là chồng cô đề cao cái tôi và tôn giáo của anh hơn lũ trẻ. Từ đây, một số người cho rằng ngôi sao truyền hình thực tế này đã mệt mỏi vì sự bảo thủ của Kanye và họ sẽ sớm đi đến kết thúc. Nghi vấn ly hôn của cặp đôi này kéo theo sự chú ý của dư luận xem họ sẽ chia khối tài sản hàng triệu đô như thế nào.

Rộ tin Kim siêu vòng 3 Và Kanye West ly hôn, bắt đầu cuộc chiến giành quyền nuôi con và đế chế gia tài - Ảnh 1.

Kim và Kanye bị nghi mâu thuẫn do bất đồng quan điểm tôn giáo vào khoảng cuối năm ngoái.

Tin đồn NW đặt ra là vô căn cứ bởi vì cũng trong tuần đó, tờ tạp chí có tiếng People đã đưa tin Kim đã cùng 2 con lớn tham gia Sunday Service (một hoạt động cầu nguyện diễn ra thường xuyên hay còn gọi là ngày Sa-bát) do tôn giáo của Kanye tổ chức. Qua đó, có thể thấy cô hoàn toàn tôn trọng và không tỏ thái độ tiêu cực đối với những hoạt động tôn giáo của chồng.

Sau đó vài tuần, tờ Life & Style lại tiếp tục đăng Biên dịch tải thông tin Kim và các con đang cố gắng tránh xa Kanye. Nhưng trên thực tế, cả gia đình vẫn cùng nhau chụp một bộ ảnh đón Giáng sinh đầm ấm bên nhau. Kim cũng không ngần ngại đăng lên MXH những bức hình chụp cùng chồng và những đứa trẻ.

Rộ tin Kim siêu vòng 3 Và Kanye West ly hôn, bắt đầu cuộc chiến giành quyền nuôi con và đế chế gia tài - Ảnh 2.

Gia đình Kim quây quần bên nhau trải qua lễ Giáng sinh năm ngoái.

Rộ tin Kim siêu vòng 3 Và Kanye West ly hôn, bắt đầu cuộc chiến giành quyền nuôi con và đế chế gia tài - Ảnh 3.

Cặp đôi vẫn luôn có những không gian riêng dành cho nhau.

Giữa những tin đồn không rõ thực hư để kiếm "fame" từ hai vợ chồng, Gossip Cop đã liên lạc với đại diện của Kanye - người đáng tin cậy hơn những "nguồn tin ẩn danh" rất nhiều. Đại diện của nam rapper này xác nhận rằng tin đồn ly hôn, ly thân của Kanye và vợ là hoàn toàn sai lệch và khả năng họ đổ vỡ là không thể xảy ra.

Nguồn: Gossip Cop

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: "Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm"

Cách đây ít phút, Min đã khiến cộng đồng mạng "tá hỏa" khi bất ngờ công khai... "người yêu". Cụ thể, vào giữa tháng 11/2019, trong một bài phỏng vấn với Kenh14.vn, Min đã có lời hứa rằng nếu MV "Vì Yêu Cứ Đâm Đầu" đạt top 1 trending thì cô sẽ công khai người yêu của mình. Tuy nhiên, dù sản phẩm mới nhất này "lên đỉnh" trending hẳn 3 lần nhưng lời hứa này thì vẫn "mất tăm hơi".

VÌ YÊU CỨ ĐÂM ĐẦU (VYCĐĐ) MIN x ĐEN x JUSTATEE OFFICIAL MUSIC VIDEO

Trong 10 ngày, MV của Min chạm top 1 trending đến... 3 lần. Một thành tích mà số ít nghệ sĩ Vpop có thể làm được.

Tự nhủ đã thất hứa với dịch thuật các fan của mình, Min đã chọn thời điểm vô cùng đẹp đó chính là ngày lễ tình yêu Valentine để công khai người "bạn trai". Trên dòng trạng thái, cô viết: " Đây là người mình rất yêu thương và trân trọng. Tuy tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm. Ngoài thì hơi lạnh lùng nhưng bên trong thật ra rất ấm áp. Anh khá là đơn giản, đi ăn ngày lễ tình nhân cũng chỉ gọi mỗi đứa cốc nước lọc. Nhưng... đối với mình vậy là đủ. Em yêu anh. Max ạ" .

Đọc đến đây, nhiều người không khỏi tò mò về anh chàng có tên "Max" này là ai. Liệu cô nàng Min đang yêu một anh chàng ngoại quốc hay đó là nghệ danh đầy "tâm đầu ý hợp"? Nhưng không, khi kéo xuống dưới, các fan của Min hẳn không biết nên vui hay nên buồn với hình ảnh mà cô nàng đăng tải. Chẳng có một anh chàng nào tóc dài và cũng không có anh chàng nào "bên ngoài lạnh lùng bên trong ấm áp". Vâng, người đó không ai khác lại chính là... Min.

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm - Ảnh 3.

Dòng trạng thái của Min trên trang cá nhân.

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm - Ảnh 4.

Cận cảnh hình ảnh anh chàng "Max" - "người yêu" của Min.

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm - Ảnh 5.

Hình ảnh hơi có phần "creepy" trong dịp lễ tình nhân được Min tung ra.

Dù khiến các fan có phần hụt hẫng vì không được tận mắt nhìn thấy "chàng rể trong mơ" của Min nhưng động thái mới nhất này từ cô nàng không khỏi khiến cho nhiều người thích thú. Với thành công của "Vì Yêu Cứ Đâm Đầu" cũng như sở hữu MV 100 triệu view sự nghiệp với sản phẩm âm nhạc "Đừng Yêu Nữa Em Mệt Rồi", đây chắc chắn là bước đà quan trọng để Min có thêm nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo hơn nữa trong các sản phẩm âm nhạc sắp tới.

MIN - ĐỪNG YÊU NỮA, EM MỆT RỒI OFFICIAL MUSIC VIDEO